Kết hợp với sự sáng tạo riêng
Ngay từ năm lớp 7,Độcđáonhữngmôhìnhtàukiểmngưvàtàuchiếnđấucủamộthọkết quả bóng đá anh Tuấn Kiệt đã lên mạng tìm tòi, học hỏi để sáng chế ra những mô hình dạng tàu kiểm ngư và tàu chiến trongngoài nước.
Kiệt chia sẻ: “Từ nhỏ mình đam mê lĩnh vực khoa học, công nghệ, thích xem những hình ảnh, video liên quan đến tàu kiểm ngư và tàu chiến trong, ngoài nước… Đó cũng là điều thôi thúc mình làm ra những mô hình tương tự”.
Tuổi còn nhỏ, kinh phí chưa có nên nguyên liệu làm ra những mô hình tàu kiểm ngư và tàu chiến là những thùng giấy bỏ đi. “Nguyên liệu này dễ cắt, dán, không khó thể hiện chi tiết khi mình tô vẽ lên”, Kiệt nói.
Để làm ra những mô hình tàu kiểm ngư và tàu chiến, Kiệt phải lên mạng tìm tòi kiểu dáng, tài liệu thiết kế, kết hợp với sự sáng tạo riêng biến thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
“Để hoàn thành một tàu em phải trải qua các bước như: thiết kế, chuẩn bị nguyên liệu, cắt và dán keo nhằm tạo khung ban đầu, trang trí những chi tiết nhỏ, sơn màu, vẽ, dán logo, phù hiệu. Khi bắt tay vào làm, em không tránh khỏi những khó khăn, sai sót trong thiết kế và cắt dán cũng như độ thẩm mỹ chưa đạt…”, Kiệt nói.
Rồi Kiệt chia sẻ thêm: “Em bắt đầu làm mô hình nhỏ, khi quen tay thì đến tàu lớn hơn rồi từ từ nâng cao trình độ, đúc kết kinh nghiệm, tăng dần độ khó lên với những sản phẩm to, tinh xảo, giống thật nhất có thể”.
Kỳ công, phức tạp, vượt xa những tưởng tượng của mọi người
Hiện tại, Tuấn Kiệt sở hữu hơn 30 mô hình tàu kiểm ngư và tàu chiến lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt, mô hình mà Tuấn Kiệt tâm đắc nhất là cặp tàu Kiểm ngư Việt Nam “khủng” dài hơn 2,8 m.
Kiệt chia sẻ thêm: “Khó nhất khi làm tàu chiến nước ngoài vẫn là làm những chi tiết nhỏ trên mô hình lớn như: máy bay giấy, các tháp pháo, bệ phóng tên lửa. Thời gian trung bình để hoàn thiện các sản phẩm từ 3 - 30 ngày, tùy vào độ khó, phức tạp”.
Với sự đầu tư công phu, độc đáo, những mô hình tàu kiểm ngư của Tuấn Kiệt không chỉ có bạn bè biết đến mà còn được tham gia triển lãm trong và ngoài tỉnh.
Chị Lê Cẩm Nhung, thuyết minh viên tại Bảo tàng tỉnh Cà Mau, chia sẻ không chỉ đơn giản là việc “hô biến” thùng giấy thành tàu kiểm ngư và tàu chiến, những sản phẩm của Kiệt còn rất kỳ công, phức tạp, vượt xa những tưởng tượng của mọi người.
“Nhìn những mô hình của Kiệt mọi người biết được đây là tàu gì, ở giai đoạn nào, Việt Nam sản xuất hay kết hợp với nước ngoài, cải tiến ra sao… Ngoài việc được trưng bày, Kiệt sẵn sàng đến bảo tàng để thuyết minh nói về ý nghĩa, cách làm trên từng mô hình, từ đó thúc đẩy thêm tình yêu biển, đảo đến với mọi người”, chị Nhung nói.